Cửa thép vân gỗ đang là dòng cửa được ưa chuộng nhất trên thị trường Việt Nam. Đằng sau vẻ đẹp và sự an toàn của cửa là một quá trình sản xuất, lắp đặt chuyên nghiệp của người thợ. Từ việc lựa chọn sản phẩm, đo đạc chính xác, thực hiện lắp đặt cho đến bước hoàn thiện cuối cùng, mỗi một khâu đều được thực hiện với sự tỉ mỉ và chuyên môn cao. Bài viết này, cùng với Thế Giới Cửa Hiện Đại tìm hiểu rõ về quy trình lắp đặt cửa thép vân gỗ để thấy rõ sự cẩn thận,chuyên nghiệp trong cách lắp đặt cửa thép vân gỗ nhé.
Quy trình các bước lắp đặt cửa thép vân gỗ
Để tạo ra cửa thép vân gỗ đạt chất lượng về chất lượng, an toàn, thì đòi hỏi người thợ cần phải có sự chuyên nghiệp, tỉ mỉ và có nhiều kinh nghiệm. Dưới đây là quy trình sản xuất cửa thép vân gỗ tại Thế Giới Cửa Hiện Đại đang áp dụng, mời bạn đọc cùng chúng tôi khám phá quy trình để hiểu rõ hơn về từng bước sản xuất cửa:
Bước 1: Vận chuyển cửa và phụ kiện đến công trình
Cửa thép vân gỗ tại Thế Giới Cửa Hiện Đại luôn được đóng gói cẩn thận, tỉ mỉ, để đảm bảo cửa không bị trầy xước hay bị biến dạng trong quá trình vận chuyển đến tay khách hàng.
Đội ngũ nhân viên thi công tại Thế Giới Cửa Hiện Đại luôn chú trọng vào từng bước xếp dỡ và di chuyển cửa. Họ cẩn thận đặt cửa để không bị va đập vào nhau và bảo vệ lớp sơn trên bề mặt khỏi trầy xước, bong tróc hay bị biến dạng. Ngoài ra, thì trong khâu đóng gói nhân viên thi công cũng sử dụng các vật liệu bảo vệ chất lượng tốt như bọt xốp, băng keo chuyên dụng và dùng các tấm chắn để bảo vệ cửa không bị va đập, lực tác động từ môi trường xung quanh.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thi công
Trong quy trình lắp đặt cửa thép vân gỗ thì bước tiếp theo là chuẩn bị dụng cụ thi công. Dưới đây là một số danh sách dụng cụ cần thiết và sử dụng trong quá trình lắp đặt cửa mà Thế Giới Cửa Hiện Đại giới thiệu đến bạn đọc:
- Búa cao su và búa sắt: Đây là 2 dụng cụ dùng để đóng đinh hoặc chốt, mà không gây tổn thương cho bề mặt cửa hay các vật liệu khác.
- Cờ lê, mỏ lết, kìm, lục giác và máy khoan điện: Các dụng cụ này được sử dụng để lắp đặt và điều chỉnh các phụ kiện và linh kiện của cửa, như bản lề, khóa, tay nắm và các ốc vít.
- Nở nhựa, nở sắt M10, vít và các phụ kiện khác: Những dụng cụ này được sử dụng để cố định cửa vào khuôn khung và tường.
- Keo silicon: Được sử dụng để bịt kín các khe hở, giữa cửa và khuôn khung hoặc giữa các bộ phận của cửa.
- Tấm fit đệm tường: Được sử dụng để lắp đặt cửa vào tường một cách chắc chắn và tránh trường hợp cửa bị rung lắc hoặc lỏng trong quá trình sử dụng.
Bước 3: Chuẩn bị cửa, phụ kiện
Trong quy trình lắp đặt cửa thép vân gỗ, thì bước chuẩn bị cửa và kiểm tra các phụ kiện đi kèm là rất quan trọng và dưới đây là một số lưu ý nhỏ trong bước này:
Đảm bảo sản phẩm chuyển đến nguyên đai nguyên kiện và cửa vẫn nguyên vẹn: Trước khi bắt đầu lắp đặt, việc quan trọng là đảm bảo rằng cửa thép vân gỗ đã được vận chuyển một cách an toàn và không bị trầy xước hay hư hại.
Kiểm tra những phụ kiện đi kèm: Các phụ kiện cửa đi kèm như là khóa, thanh thoát hiểm, nít bịt, tem cửa,…. Việc kiểm tra các phụ kiện đảm bảo rằng bạn sẽ có đầy đủ các bộ phận cần thiết để hoàn thành quá trình lắp đặt.
Bước 4: Kiểm tra công trình
- Cách đo chiều rộng của ô chờ
Để đo được chiều rộng của ô chờ, thì người thi công cần đo 3 kích thước là B1, B2, B3 tại 3 vị trí cụ thể trên cửa. Chiều rộng của ô chờ sẽ được xác định bằng cách là lấy giá trị nhỏ nhất trong 3 kích thước là B1,B2, B3.
- Cách đo chiều cao của ô chờ
Cũng tương tự như đo chiều rộng, người thi công sẽ đo 3 kích thước H1, H2, H3 tính từ mặt đất và theo hướng thẳng đứng. Chiều cao ô chờ sẽ được xác định bằng giá trị nhỏ nhất trong 3 kích thước H1, H2, H3.
- Một vài điểm cần lưu ý:
- Nếu khoảng cách giữa các ô chờ và khung dao động có khe hở từ 0 đến 9mm, người thi công có thể tiến hành lắp đặt cửa bình thường.
- Còn nếu khe hở giữa ô chờ và khung có kích thước lớn hơn 10mm, thì không được lắp khung vào ô chờ trực tiếp. Và người thi công cần thêm một tấm đệm fit có độ dài phù hợp để điều chỉnh được kích thước.
- Nếu gặp trường hợp ô chờ nhỏ hơn khung, thì người thi công cần phải đục tường hoặc khoan bê tông để tăng kích thước ô chờ sao cho phù hợp với kích thước cửa đã được thiết kế.
Bước 5: Gắn khung cửa vào ô chờ
Bước tiếp theo là khoan và bắt vít cố định khung cửa: người thi công sẽ sử dụng máy khoan để khoan lỗ trên khung cửa và ô chờ. Sau đó sẽ sử dụng vít để cố định khung cửa vào ô chờ. Lưu ý là việc bắt vít cần được thực hiện ở bên phía bản lề trước của cửa.
Đóng cánh để kiểm tra mép cánh và mép khung đối: Sau khi khung cửa được gắn vào ô chờ, đóng cánh cửa và kiểm tra sự phù hợp giữa mép cánh và mép khung đối. Nếu sự phù hợp này đạt yêu cầu và đường mép cánh (S1) bằng đường mép khung (S2), tức là S1 = S2, thì quá trình lắp đặt tiếp tục.
Trong trường hợp S1 ≠ S2, tức là mép cánh và mép khung đối không phù hợp, lúc này người thi công cần điều chỉnh khe hở để đạt sự phù hợp nhất. Điều này có thể được thực hiện bằng cách điều chỉnh vị trí khung cửa hoặc sử dụng các phương pháp điều chỉnh khác để tạo ra khe hở phù hợp giữa cánh cửa và khung.
Bước 6: Khoan và bắt vít cố định khung vào tường
- Người thi công sẽ sử dụng máy khoan để tạo lỗ trên khung cửa và tường theo các vị trí đã được đột lỗ trước đó để tăng độ cứng khung. Rồi sử dụng vít để cố định khung cửa vào tường thông qua các lỗ đã khoan. Đảm bảo vít được thắt chặt một cách an toàn và đảm bảo sự ổn định của khung cửa.
- Sau khi đã bắt vít cố định khung cửa, thì tiến hành kiểm tra kích thước B1, B2, B3. Đo chiều rộng ô chờ tại 3 vị trí cụ thể trên cánh cửa và xác định giá trị của B1, B2, B3. Nếu B2 lớn hơn B1 và B3 vượt quá 5.0mm, có nghĩa là sự chênh lệch quá lớn, thì người thi công chỉ cần điều chỉnh khoảng cách giữa các vị trí vít cố định ở vị trí giữa để tạo ra sự cân đối và phù hợp hơn.
- lưu ý rằng khoảng cách B2 không được vượt quá B1 và B3 quá 5.0mm. Điều này đảm bảo rằng ô chờ có độ rộng tối ưu và khung cửa được gắn chặt vào tường một cách chính xác.
Bước 7: Lắp đặt các phụ kiện
Sau khi đã hoàn thành việc gắn lắp khung cửa và bắt vít cố định khung vào tường, thì bước tiếp theo là lắp đặt các phụ kiện như lắp khóa tay gạt, gắn thanh và tay kéo, mắt thần,…
Bước 8: Lắp miếng đệm Inox và điều chỉnh khóa cửa
Sau khi lắp khóa lên cánh cửa thì tiếp theo sẽ lắp đặt miếng đệm inox vào khung cửa rồi điều chỉnh cao độ của khóa để lưỡi khóa trùng với lỗ trên miếng đệm inox.
Tiếp theo chỉ cần đóng cửa lại, nếu như gà của khóa chưa thể vào được lỗ trên miếng đệm Inox, thì người thi công chỉ cần mài bo R đã được cắt trên tấm Inox. Điều này sẽ giúp tạo ra một lỗ tròn và rộng hơn, cho phép lưỡi gà có đủ không gian để vào lỗ trên miếng đệm Inox.
Bước 9: Vệ sinh công trường và thu dọn rác
Sau khi đã hoàn thành quá trình lắp đặt cửa thép vân gỗ thì bước tiếp theo là vệ sinh công trường và thu dọn rác, vệ sinh công trường gồm những công việc như: Thu dọn rác từ bao bì đóng gói, thu dọn rác từ hộp phụ kiện, lau chùi các mảnh bụi, vệt bẩn và dọn dẹp các vết dầu, keo hoặc bất kỳ chất thải nào còn lại trên sàn, trên cửa,… Cuối cùng, kiểm tra lại công việc đã hoàn thành
Chi tiết các kỹ thuật lắp đặt cửa thép vân gỗ
Quy trình lắp đặt cửa thép vân gỗ đơn giản nhưng cần tuân theo các yêu cầu quy định kỹ thuật nghiêm ngặt. Trước khi bắt đầu, hãy xác định được loại khuôn và phào cửa dựa trên kích thước và hình dạng của tường.
Các kỹ thuật cụ thể trong việc xác định khuôn và phào cửa:
Trường hợp 1: Tường đạt chuẩn
Nếu tường đạt chuẩn, tức là tường được xây vuông góc ở 3 mặt, đố tường dành cho cửa thông phòng < 2cm hoặc cửa ban công an toàn < 5cm, bạn cần xác định các thông số sau:
Trường hợp 2: Tường chưa đạt chuẩn hình chữ T
Nếu tường không đạt chuẩn và có dạng hình chữ T, việc lắp đặt khuôn và phào cửa vào bên phải hoặc bên trái sẽ gặp khó khăn.
Trường hợp 3: Tường xây theo hình chữ H
Nếu tường có dạng hình chữ H, thì việc lắp đặt khuôn và phào cửa vào bên phải và bên trái sẽ không thể thực hiện được. Trong trường hợp này, bạn cần thêm đố cửa ở cả hai bên như hình vẽ đầu tiên
Một số lưu ý trong việc lắp đặt cửa thép vân gỗ
- Đo chính xác kích thước cửa: Trước khi tiến hành lắp đặt cửa thì hãy đảm bảo rằng người thi công đã đo kích thước mở của cửa một cách chính xác. Việc đo kích thước chính xác sẽ đảm bảo cửa vừa vặn phù hợp.
- Kiểm tra kỹ sản phẩm cửa trước khi lắp đặt: Trước khi bắt đầu quá trình lắp đặt cửa thép vân gỗ, thì hãy kiểm tra kỹ sản phẩm để đảm bảo sẽ không có bất kỳ lỗi kỹ thuật hay hư hỏng nào. Nếu kịp thời phát hiện bất kỳ lỗi nào, thì hãy liên hệ đến với nhà cung cấp để được hỗ trợ và xử lý. Đồng thời là hãy đảm bảo khung cửa được lắp đặt đúng cách trước khi gắn cửa vào.
- Kiểm tra hệ thống bản lề: Nên kiểm tra trước hệ thống bản lề để xem nó đã được lắp đặt đúng cách chưa và chú ý đến việc điều chỉnh để có thể mở cửa được trơn tru, mượt mà hơn. Ngoài ra, thì kiểm tra xem các bản lề có đủ chắc và không có vấn đề về lỏng lẻo hay rò rỉ.
- Lắp đặt đúng hướng cửa theo bản vẽ: Một số loại cửa sẽ có hướng mở ra hay hướng mở vào khác nhau. Vì vậy. khi bắt đầu lắp đặt, hãy chú ý kỹ để lắp đặt đúng chiều mở của cửa theo đúng hướng được chỉ định trong bản vẽ hoặc hướng dẫn.
- Tuân thủ đúng quy trình lắp đặt: Việc lắp đặt cửa thép vân gỗ tại Thế Giới Cửa Hiện Đại cần phải tuân theo đúng quy trình được đưa ra trước đó. Điều này sẽ đảm bảo được sự an toàn, hiệu quả và độ bền của cửa sau khi hoàn thành.
- Hướng dẫn bảo dưỡng: Thế Giới Cửa Hiện Đại sẽ cung cấp chi tiết về việc bảo dưỡng cửa cho người sử dụng, để giúp họ duy trì cửa thép vân gỗ luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất. Bảng hướng dẫn này gồm: các biện pháp bảo dưỡng định kỳ, làm sạch và kiểm tra các bộ phận để đảm bảo cửa hoạt động trơn tru và tăng tuổi thọ của sản phẩm.
Bài viết trên của Thế Giới Cửa Hiện Đại đã giới thiệu chi tiết về quy trình lắp đặt cửa thép vân gỗ để bạn tham khảo. Nếu quý khách hàng có nhu cầu mua hay tham khảo mẫu, bảng giá của cửa thép vân gỗ thì có thể liên hệ đến số hotline CSKH hay đến trực tiếp showroom tại đường 1310 Phạm Văn Đồng, KP.5, P.Linh Tây, Q.Thủ Đức, TP.HCM hoặc đường 183 Kinh Dương Vương, P.12, Quận 6, TP.HCM để tham khảo sản phẩm nhé.
>>> Xem thêm các bài viết liên quan: